Tháp 36 Tầng Phạm Hùng
Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế – xã hội
- Từng bước hiện thực hóa chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ cũng như không gian kiến trúc cảnh quan các khu dân cư hiện có.
- Nhằm hoàn chỉnh đồng bộ tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và hạ tầng kỹ thuật khu vực, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và phát triển bền vững.
- Tạo lập diện mạo kiến trúc đô thị khu vực khang trang, hiện đại đóng góp vào cảnh quan kiến trúc chung trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hội của khu vực quận Nam Từ Liêm và quận Cầu Giấy.
- Sử dụng và khai thác quỹ đất hợp lý, làm tăng giá trị sử dụng đất; Tạo điều kiện phát triển việc làm cho một bộ phận người dân trong quá trình đầu tư thực hiện dự án.
- Đào tạo và cơ hội việc làm: Trong suốt thời gian xây dựng và hoạt động, dự án sẽ cung cấp việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Người lao động sẽ được đào tạo huấn luyện, qua đó góp phần nâng cao trình độ hiểu biết, tăng dân trí, giảm tình trạng thất nghiệp, từng bước dịch chuyển cơ cấu lao động địa phương từ nông nghiệp sang cung cấp dịch vụ.
- Về mặt hạ tầng kỹ thuật, tạo nên mạng lưới HTKT đồng bộ đáp ứng nhu cầu không những của khu đất mà còn hỗ trợ thêm cho các khu vực lân cận.
- Dự án được thực hiện cũng là cơ sở pháp lý để tăng cường công tác quản lý đất đai, chống lấn chiếm, giảm thiểu đất trống, hoang hóa, làm tăng giá trị sử dụng đất.
- Dự án được thực hiện sẽ tạo ra một khu chức năng đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ. Dự án góp phần là điểm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia, thu hút các nguồn vốn tham gia đầu tư xây dựng.
Hiệu quả kinh tế của dự án:
- Đóng góp vào ngân sách địa phương từ hiệu quả kinh doanh khai thác của dự án, từ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT và tiền sử dụng đất.
- Tạo nguồn thu từ kinh doanh dịch vụ và nhà ở để cân đối hiệu quả đầu tư.
- Khai thác sử dụng hiệu quả quỹ đất, nâng cao giá trị sử dụng đất.
chia sẻ: [Sassy_Social_Share]