Thứ trưởng Phan Tâm chỉ ra 3 định hướng quan trọng cho Hanoi Telecom
24.04.2021
Hanoi Telecom bám sát các định hướng của Bộ TT&TT về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số để trở thành một trong các nhân tố chính, tích cực hiện thực hoá các định hướng này.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Hanoi Telecom.
Gửi lời chúc mừng đến tập thể cán bộ, công nhân viên tại Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) tại Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập – vừa diễn ra ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, ông đánh giá cao những bước phát triển mới mẻ của doanh nghiệp sau hơn hai thế kỷ nỗ lực phấn đấu. Thứ trưởng cho rằng, Hanoi Telecom có thể sánh vai với các doanh nghiệp viễn thông lớn trên cả nước trong tiến trình chuyển đổi số, cùng vào “vạch xuất phát” để nắm bắt cơ hội bứt phá.
Theo Thứ trưởng, đất nước bước vào thời đại chuyển đổi số, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin như Hanoi Telecom cũng phải chuyển đổi số để thực hiện sứ mệnh lớn lao. Đó là xây dựng hạ tầng cho không gian phát triển mới của quốc gia, dân tộc là kinh tế số, chính phủ số, xã hội số.
Từ đó, “góp phần xác lập chủ quyền, đảm bảo an toàn trong không gian phát triển mới, cung cấp dịch vụ, giải pháp cho mọi cơ quan tổ chức để thực hiện chuyển đổi số, tận dụng được tốt nhất cơ hội chuyển đổi số để phát triển bứt phá” – Thứ trưởng Phan Tâm nhận định.
Các đại biểu chúc mừng HTC 20 năm thành lập
Thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm cũng đã đưa ra 3 đề xuất cụ thể cho chặng đường phát triển tiếp theo của Hanoi Telecom.
Thứ nhất, Hanoi Telecom cần bám sát các định hướng mới của Bộ TT&TT về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, Chính phủ số. Từ đó, tập đoàn sẽ trở thành một trong các nhân tố chính, tham gia tích cực để hiện thực hoá các định hướng này.
Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động đề xuất cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và củng cố khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hạ tầng số.
Thứ ba, Bộ TT&TT đề nghị Hanoi Telecom đầu tư phát triển mạnh vào hạ tầng điện toán đám mây – thành phần quan trọng của hạ tầng số – góp phần làm chủ không gian mạng. Cụ thể, chiến lược chuyển đổi hạ tầng viễn thông theo hướng hạ tầng số sẽ gồm 4 thành phần: Hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng các nền tảng và các hạ tầng đặc trưng của Việt Nam như định danh số, thanh toán điện tử.
Cùng với đó, Thứ trưởng Phan Tâm một lần nữa nhấn mạnh: “Bộ TT&TT cam kết sẽ tiếp tục sẵn sàng lắng nghe, giải quyết những khó khăn và đề xuất của các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Hanoi Telecom – đại diện tiêu biểu cho khối các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp viễn thông phát triển theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước”.
Thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm cũng đã đưa ra 3 đề xuất cụ thể cho chặng đường phát triển tiếp theo của Hanoi Telecom.
Thứ nhất, Hanoi Telecom cần bám sát các định hướng mới của Bộ TT&TT về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, Chính phủ số. Từ đó, tập đoàn sẽ trở thành một trong các nhân tố chính, tham gia tích cực để hiện thực hoá các định hướng này.
Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động đề xuất cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và củng cố khuôn khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào hạ tầng số.
Hanoi Telecom nhận Bằng khen của Bộ TT&TT
Thứ ba, Bộ TT&TT đề nghị Hanoi Telecom đầu tư phát triển mạnh vào hạ tầng điện toán đám mây – thành phần quan trọng của hạ tầng số – góp phần làm chủ không gian mạng. Cụ thể, chiến lược chuyển đổi hạ tầng viễn thông theo hướng hạ tầng số sẽ gồm 4 thành phần: Hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng các nền tảng và các hạ tầng đặc trưng của Việt Nam như định danh số, thanh toán điện tử.
Cùng với đó, Thứ trưởng Phan Tâm một lần nữa nhấn mạnh: “Bộ TT&TT cam kết sẽ tiếp tục sẵn sàng lắng nghe, giải quyết những khó khăn và đề xuất của các doanh nghiệp viễn thông, trong đó có Hanoi Telecom – đại diện tiêu biểu cho khối các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp viễn thông phát triển theo đúng định hướng của Đảng, Nhà nước”.
5 chiến lược phát triển
Đáp lại sự tin tưởng của các Bộ, ngành, các cấp, Ban lãnh đạo Hanoi Telecom cũng đồng thời vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển trong tương lai.
Cụ thể, đơn vị sẽ tiếp tục xây dựng data center đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại nhằm giới thiệu dịch vụ công nghệ dữ liệu, cung cấp thị trường trong nước và mở rộng sang các quốc gia trên thế giới. Doanh nghiệp định hướng phát triển mạnh mẽ các sản phẩm công nghệ thông tin, nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng, đưa logistics trở thành ngành mũi nhọn. Bên cạnh đó, Hanoi Telecom cũng chú trọng tới lĩnh vực bất động sản công nghiệp, khách sạn cao tầng, resort, khu dân cư,..
Lãnh đạo HTC vinh danh những cá nhân có đóng góp xuất sắc trong doanh nghiệp
Đồng thời, Hanoi Telecom cũng chú trọng hơn đến đào tạo nhân lực, thành lập Học viện đào tạo công nghệ với sứ mệnh dẫn dắt cho thế hệ trẻ tiếp cận thành tựu của cách mạng 4.0. Cũng nhân dịp 20 năm thành lập, Hanoi Telecom đã thực hiện các dự án thiện nguyện mang tên “Lớp học yêu thương” trải khắp 3 miền với tổng mức đầu tư lên đến 5 tỉ đồng.
“Sáng tạo, Hợp tác, Tận tâm – đây là những giá trị cốt lõi mới của Tập đoàn giai đoạn 2021 về sau. Tôi hy vọng, toàn thể cán bộ nhân viên có thể nỗ lực hơn nữa để cùng nhau đổi mới, đoàn kết, sáng tạo trong từng công việc, tận dụng từng cơ hội kinh doanh để bứt phá và đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững, mạnh mẽ mà HĐQT đã định hướng giao cho” – ông Phạm Ngọc Lãng, Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom nói thêm.
Hanoi Telecom được thành lập vào tháng 5/2001 với 15 nhân viên. Đến nay, tập đoàn đã phát triển thành đơn vị viễn thông – công nghệ thông tin lớn tại Việt Nam. 9 công ty thành viên trực thuộc tập đoàn chuyên cung cấp các dịch vụ, ứng dụng công nghệ, phục vụ chủ yếu cho khối khách hàng doanh nghiệp.
Nguồn: Khánh Linh – Viettimes
20 tuổi – Vốn của Hanoi Telecom tăng 200 lần
23.04.2021
Sau 20 năm, số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đã tăng 200 lần, lên tới 1.600 tỷ đồng…
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm trao bằng khen cho lãnh đạo Hanoi Telecom tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập của Hanoi Telecom.
Từ 8 tỷ đồng vốn điều lệ ở thời điểm thành lập (tháng 5/2001), sau 20 năm, số vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đã tăng 200 lần, lên tới 1.600 tỷ đồng. Thông tin được lãnh đạo Hanoi Telecom (đơn vị sở hữu mạng di động Vietnamobile) cho biết tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập, ngày 23/4.
Từ một công ty được thành lập vào tháng 5/2001 với chỉ 15 nhân viên, đến nay, Hanoi Telecom đã có 9 công ty thành viên cung cấp các dịch vụ, ứng dụng công nghệ phục vụ chủ yếu cho khối khách hàng doanh nghiệp, với nhân sự hơn 3.000 người.
Chủ tịch Hanoi Telecom Phạm Ngọc Lãng cho biết: 20 tuổi, Hanoi Telecom đặt mục tiêu phát triển các sản phẩm công nghệ thông tin nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, tiếp tục xây dựng Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ thị trường dữ liệu trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, Hanoi Telecom sẽ thực hiện đầu tư vào lĩnh vực đào tạo (thành lập học viện đào tạo về công nghệ), mở rộng mạng lưới viễn thông, phát triển các giải pháp chuyển đổi số, logistics ứng dụng công nghệ cao, bất động sản khu du lịch, bất động sản khu công nghiệp với tổng mức đầu tư lên đến 400 triệu USD.
Tại sự kiện , Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm, cho rằng: để nắm bắt được cơ hội trong giai đoạn tới Hanoi Telecom cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt huyết, quan tâm đến thế hệ trẻ, đến lớp cán bộ kế cận; tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động.
Đồng thời phát triển đa ngành đa dịch vụ là xu hướng, nhưng vẫn cần bám vào dịch vụ trọng tâm mục tiêu, để từ đó đẩy mạnh thương hiệu của tập đoàn hơn nữa.
Nguồn: Thủy Diệu – VNeconomy
Hanoi Telecom công bố tổng mức đầu tư lên đến 400 triệu USD
23.04.2021
Đó là thông tin tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2/5/2001 – 2/5/2021) của Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội – Hanoi Telecom, diễn ra ngày 23/4/2021, tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Từ một công ty được thành lập vào tháng 5/2001 với chỉ 15 nhân viên, đến nay, Hanoi Telecom đã vươn mình phát triển thành đơn vị viễn thông – công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam với 9 công ty thành viên cung cấp các dịch vụ, ứng dụng công nghệ phục vụ chủ yếu cho khối khách hàng doanh nghiệp.
20 năm phát triển, Hanoi Telecom định hướng phát triển theo mô hình tập đoàn với quy mô 8 đơn vị thành viên và hơn 3.000 cán bộ công nhân viên trải dài suốt 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Sự cố gắng hết sức mình của mỗi cán bộ công nhân viên tại Hanoi Telecom trong suốt 20 năm qua, đã đưa Hanoi Telecom đã trở thành đơn vị cung cấp các giải pháp viễn thông top 10 Việt Nam và được khách hàng tin tưởng.
Tại lễ kỷ niệm, PGS.TS Phạm Ngọc Lãng – Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom – chia sẻ: Hanoi Telecom thai nghén chỉ từ một ý tưởng muốn tạo ra một thị trường viễn thông cạnh tranh với sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân, mong muốn đem lại nhiều trải nghiệm và lợi ích tốt nhất cho khách hàng; sau 20 năm phát triển đã không chỉ là một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, mà còn phát triển đa ngành đa dịch vụ từ cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ thông tin, đến kinh doanh dịch vụ bất động sản, logistics hay giáo dục đào tạo.
Đặc biệt, vào năm 2020, Hanoi Telecom bứt phá và lọt top 10 trong các bảng xếp hạng các giải thưởng như: Top 10 doanh nghiệp công nghệ uy tín, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN, Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam.
PGS.TS Phạm Ngọc Lãng – Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom phát biểu tại lễ kỷ niệm
Bên cạnh đó, Hanoi Telecom còn có những bước tiến mạnh mẽ khi đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, mở rộng mạng lưới viễn thông, phát triển các giải pháp chuyển đổi số, logistics ứng dụng công nghệ cao, bất động sản khu du lịch, bất động sản khu công nghiệp với tổng mức đầu tư lên đến 400 triệu USD.
Trong giai đoạn mới, Hanoi Telecom tự tin đưa ra 5 chiến lược phát triển chính gồm: Xây dựng data center đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại nhằm giới thiệu dịch vụ công nghệ dữ liệu, cung cấp thị trường trong nước và mở rộng sang các quốc gia trên thế giới.
Đồng thời, phát triển mạnh mẽ các sản phẩm công nghệ thông tin nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng; phát triển logistics trở thành ngành mũi nhọn với dự án nhà xưởng, kho bãi,… với tổng diện tích 1.000m2; chú trọng tới lĩnh vực bất động sản công nghiệp, khách sạn cao tầng, resort, khu dân cư; xây dựng Hanoi Telecom Building làm trụ sở chính của doanh nghiệp tại Phạm Hùng, Hà Nội; thành lập Học viện đào tạo công nghệ với sứ mệnh dẫn dắt cho thế hệ trẻ tiên phong về công nghệ.
Ghi nhận những nỗ lực và thành quả đã đạt được của Hanoi Telecom trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết: Trong 20 năm qua, cùng bước tiến vượt bậc của ngành thông tin và truyền thông, Công ty Hanoi Telecom đã không ngừng nỗ lực phấn đấu trước bao nhiêu khó khăn của doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường viễn thông – công nghệ thông tin.
Hanoi Telecom đón nhận Bằng khen của Bộ Thông tin Truyền thông vì đã có thành tích đóng góp vào sự phát triển của ngành thông tin và truyền thông Việt Nam
Để nắm bắt được cơ hội trong giai đoạn tới, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng: Hanoi Telecom cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt huyết, quan tâm đến thế hệ trẻ, đến lớp cán bộ kế cận; tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là giữ vững và tăng giá trị thương hiệu trên thị trường; phát triển đa ngành đa dịch vụ là xu hướng, nhưng vẫn cần bám vào dịch vụ trọng tâm mục tiêu, để từ đó đẩy mạnh thương hiệu.”Bộ Thông tin và Truyền thông luôn sẵn sàng lắng nghe, giải quyết những khó khăn và đề xuất các doanh nghiệp viễn thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển” – Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Nguồn: Quỳnh Nga – Báo Công thương
Hanoi Telecom lấn sân BĐS, thành lập học viện về công nghệ
23.04.2021
Việc phát triển học viện đào tạo về công nghệ và đầu tư ngoài ngành là một trong những định hướng mới được Hanoi Telecom nêu ra trong lễ kỷ niệm 20 năm thành lập.
Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội – Hanoi Telecom vừa tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (2/5/2001 – 2/5/2021). Từ một công ty được thành lập vào tháng 5/2001 với chỉ 15 nhân viên, đến nay, Hanoi Telecom đã có tổng cộng 9 công ty thành viên chuyên cung cấp các dịch vụ, ứng dụng công nghệ phục vụ chủ yếu cho khối khách hàng doanh nghiệp.
Các sản phẩm của Hanoi Telecom được nhiều người biết đến có thể kể tới Vietnamobile – nhà mạng viễn thông duy nhất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và công ty bảo mật VNCS. Đây cũng là tập đoàn sở hữu ecoDC – Data Center đầu tiên tại Việt Nam đạt 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3 cả về thiết kế và xây dựng.
Hanoi Telecom nhận bằng khen của Bộ TT&TT
Tại lễ kỷ niệm, ban lãnh đạo Hanoi Telecom đã vạch rõ phương hướng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển trong tương lai. Theo đó, công ty này theo đuổi mục tiêu phát triển các sản phẩm Công nghệ thông tin nhằm đa dạng hoá danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.
Hanoi Telecom sẽ tiếp tục xây dựng Data Center đạt tiêu chuẩn quốc tế, với đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, máy móc thiết bị hiện đại nhằm phục vụ thị trường dữ liệu trong nước và mở rộng sang các quốc gia trên thế giới.
Ngoài mảng dịch vụ CNTT, Hanoi Telecom đang muốn biến logistics trở thành một ngành kinh doanh mũi nhọn. Công ty này cũng có kỳ vọng sẽ lấn sân sang các mảng thị trường khác như lĩnh vực bất động sản công nghiệp, khách sạn cao tầng, resort, khu dân cư.
Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Hanoi Telecom, đơn vị sẽ thành lập học viện đào tạo với sứ mệnh dẫn dắt cho thế hệ trẻ tiên phong về công nghệ.
Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng, bên cạnh việc đầu tư đa ngành, Hanoi Telecom cần bám vào dịch vụ trọng tâm để từ đó đẩy mạnh thương hiệu
Tại lễ kỷ niệm, ông Phan Tâm – Thứ trưởng Bộ TT&TT chúc mừng những định hướng phát triển mới của Hanoi Telecom. Theo Thứ trưởng Phan Tâm, trên chặng đường mới của mình, Hanoi Telecom cần tập trung phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ và nhiệt huyết, quan tâm đến thế hệ trẻ, đến lớp cán bộ kế cận.
Chia sẻ với đơn vị này, Thứ trưởng Phan Tâm cho rằng Hanoi Telcom cần tăng cường năng lực cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là giữ vững và tăng giá trị thương hiệu trên thị trường.
Theo Thứ trưởng Phan Tâm, việc phát triển đa ngành đa dịch vụ là xu hướng, tuy nhiên Hanoi Telecom vẫn cần bám vào dịch vụ trọng tâm để từ đó đẩy mạnh thương hiệu của Tập đoàn hơn nữa.
Nguồn: ICTNews Vietnamnet
Tuổi 20 – Hanoi Telecom nhắm đích doanh nghiệp viễn thông hàng đầu
23.04.2021
Sau 20 năm phát triển, từ một công ty với vốn khởi nghiệp khiêm tốn, Công ty CP Viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) đã chuyển mình thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông có năng lực hàng đầu Việt Nam.
20 năm xây hạ tầng, làm “bệ đỡ” cho nhiều doanh nghiệp
Từ những năm 2001, với vai trò “tân binh” được đánh giá là nhiều tiềm năng trong ngành viễn thông, Hanoi Telecom đã đi cả một hành trình gian lao và vinh quang, dần khẳng định vị thế trong khối DN Việt.
Trong hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Hanoi Telecom hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế với 9 công ty và đơn vị thành viên, hơn 3.000 CBNV và cơ sở hạ tầng viễn thông trải dài trên phạm vi toàn quốc.
20 năm qua là thời gian Hanoi Telecom tập trung xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, làm nền móng cho sự phát triển bền vững không chỉ cho chính mình mà còn trở thành “bệ đỡ” cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác.
Theo đại diện Hanoi Telecom, tính đến hết năm 2020, công ty đã có hơn 12.000km cáp quang với 3 tuyến trục chạy dài từ Bắc xuống Nam, mang lại dịch vụ chất lượng và tốc độ không hạn chế, phục vụ kế hoạch phát triển dài hạn của DN và góp phần hỗ trợ định hướng chuyển đổi số của Việt Nam, số trạm 2G và 3G đạt là hơn 8.000 trạm trải dài 63 tỉnh thành phố trên toàn quốc.
Trong lĩnh vực CNTT, Hanoi Telecom đã cung cấp các giải pháp phát triển các sản phẩm phần mềm, giải pháp kỹ thuật phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh viễn thông.
Với tiêu chí vì lợi ích khách hàng, Hanoi Telecom cũng đã phát triển nhiều dịch vụ, tiện ích mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng từ các sản phẩm giải trí dựa trên công nghệ 3G (game, video, audio…), cho đến các tiện ích như thông báo cuộc gọi nhỡ hay các kênh cung cấp thông tin về nhiều lĩnh vực cho nhiều phân lớp khách hàng.
Hiện thực hoá mục tiêu trở thành doanh nghiệp hàng đầu về CNTT và viễn thông, năm 2020 đánh dấu một năm chuyển mình của Hanoi Telecom khi các đơn vị thành viên và công ty liên kết đã cùng nhau đổi mới quy trình, chính sách, chế độ khách hàng, nhằm cải thiện hệ thống chăm sóc khách hàng. Sự thay đổi này nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng khi mọi vấn đề, thắc mắc đều được giải quyết nhanh chóng qua một đầu mối.
Ngoài ra, các khách hàng sử dụng dịch vụ về bảo mật, AI xử lý số liệu, telesale, call center… do các đơn vị thành viên cung cấp đều bày tỏ sự tin tưởng, cam kết đồng hành bền vững, lâu dài cùng Hanoi Telecom. Đại diện Hanoi Telecom cho biết, hiện công ty đã phục vụ cho khoảng 500 DN trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.
Mốc son tuổi 20
Đặc biệt, năm 2020 cũng trở thành năm “bội thu” giải thưởng của Hanoi Telecom sau những tháng ngày cố gắng, lặng lẽ đóng góp: Top 10 doanh nghiệp công nghệ uy tín 2020, Top 10 doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN 2020, Top 10 thương hiệu hàng đầu Việt Nam, 1 trong 33 tập thể đạt thành tích xuất sắc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Thông tin và Truyền thông khen thưởng…
Hanoi Telecom đang hướng đến hình ảnh một tập đoàn viễn thông đa dạng, các sản phẩm dịch vụ được nghiên cứu và đánh giá kỹ theo nhu cầu của khách hàng.
Cũng vì lý do đó, trong năm 2020, Hanoi Telecom đã công bố thêm nhiều mảng dịch vụ mới như: Trung tâm dữ liệu EcoDC, trung tâm điều hành an ninh mạng VNCS SOC…. Được đánh giá là “người chơi” triển vọng trong ngành công nghệ, Hanoi Telecom tiếp tục bắt kịp xu hướng “Make in Vietnam” và EcoDC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn Uptime Tier III về xây dựng hạ tầng (TCCF).
Tại buổi lễ trao giải “Chuyển đổi số Việt Nam”, Hanoi Telecom đạt giải kép “Sản phẩm dịch vụ, giải pháp số tiêu biểu” với tổng đài ảo VPBX và VNCS SOC.
Trước thềm 20 năm tuổi, Hanoi Telecom tiếp tục vinh dự được Bộ Thông tin & Truyền thông và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng bằng khen về những nỗ lực đóng góp cho ngành viễn thông.
Trước thềm 20 năm tuổi, PGS.TS Phạm Ngọc Lãng – Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom đã nêu cao tinh thần “Sáng tạo – Hợp tác – Tận tâm” đối với toàn thể CBNV Hanoi Telecom và các đơn vị khách hàng, đối tác.
“Mục tiêu trước mắt mà tất cả chúng ta cùng hướng đến là phấn đấu với tinh thần nỗ lực cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Đã đến lúc mỗi cá nhân chúng ta phải tự chứng minh năng lực thực sự của mình bằng cách tôn trọng cam kết đề ra, có trách nhiệm với công việc được giao, tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật, từ đó gia tăng giá trị lợi ích cho công ty và nâng cao thu nhập mỗi cá nhân”, Chủ tịch HĐQT Hanoi Telecom nói.
Nguồn: Vietnamnet News
Việt Nam lần đầu có Data Center đạt 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3
15.04.2021
Việt Nam hiện có tổng cộng 5 hệ thống Data Center đạt chuẩn Uptime Tier 3. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên một Data Center tại Việt Nam đạt cả 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế và xây dựng.
Công ty Cổ phần HTC Viễn Thông Quốc Tế (HITC) vừa chính thức đưa vào vận hành Trung tâm dữ liệu sinh thái ecoDC (Eco Data Center) tại khu công nghệ cao Láng – Hòa Lạc (Hà Nội).
Đây là trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn Uptime Tier 3 cả về thiết kế (TCCD) và xây dựng vận hành (TCCF). Uptime Tier 3 là bậc thứ 3 trong thang 4 bậc của Uptime Institute về xếp hạng trung tâm dữ liệu.
Lễ ra mắt trung tâm dữ liệu ecoDC. Ảnh: Trọng Đạt
Để đạt được tiêu chuẩn này, một hệ thống Data Center phải đảm bảo thời gian vận hành (uptime) lên tới 99,982% trở lên và thời gian downtime (ngừng hoạt động) không quá 1,6 giờ đồng hồ mỗi năm. Điều đặc biệt là hệ thống này phải có khả năng dự phòng để vẫn có thể hoạt động nếu bị mất điện tới 72 giờ liên tục.
Để đạt các tiêu chuẩn khắt khe của Uptime Institute, ecoDC sử dụng 100% các thiết bị hạ tầng từ hai đối tác chiến lược là Delta và Arista.
Bên cạnh đó, Data Center này còn sử dụng hệ thống làm mát inrow cooling. Đây là công nghệ tiết kiệm năng lượng lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam với khả năng điều khiển nhiệt độ làm mát tới từng server.
Hệ thống này bao gồm điều hòa chạy dọc theo các rack cùng thiết bị hút khí nóng hỗ trợ. Nhờ vậy, ecoDC có thể tăng hiệu quả làm mát và giảm điện năng tiêu thụ.
Việt Nam có data center đầu tiên đạt 2 chuẩn Uptime Tier 3. Ảnh: Trọng Đạt
Việt Nam hiện có tổng cộng 5 hệ thống Data Center đạt chuẩn Uptime Tier 3. Tuy vậy, các hệ thống này mới chỉ đạt chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế.
Trung tâm dữ liệu này tiêu tốn của đơn vị phát triển khoảng 100 tỷ đồng. Hiện tại, hệ thống đã hoàn thiện gồm 6 POD (trung tâm dữ liệu dạng hộp) với tổng 150 rack (tủ mạng). EcoDC sẽ chính thức ra mắt và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 4/2021.
Chia sẻ tại sự kiện này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, việc trung tâm dữ liệu ecoDC đạt cả 2 tiêu chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế và vận hành là thành quả lao động nghiêm túc của HITC. Đây cũng sẽ là bước đi vững chắc trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, muốn phát triển trường tồn và vững mạnh, doanh nghiệp phải gắn sứ mệnh của mình với sứ mệnh quốc gia.
Việt Nam đang thực hiện công cuộc chuyển đổi số, chuyển mọi hoạt động từ không gian thực lên không gian mạng, từ môi trường thực lên môi trường số.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng. Ảnh: Trọng Đạt
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT xác định Việt Nam phải phát triển hạ tầng số, trong đó có nền tảng hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, định danh và xác thực điện tử. Việt Nam cũng đang hiện thực hóa tầm nhìn mỗi người dân một điện thoại thông minh, mỗi hộ gia đình một đường truyền cáp quang Internet.
Điểm khác biệt căn bản nhất giữa hạ tầng viễn thông và hạ tầng số chính là các trung tâm dữ liệu và nền tảng điện toán đám mây để biến Công nghệ thông tin trở thành dịch vụ mà mọi người đều có thể tiếp cận được.
Trong tiến trình đó, doanh nghiệp cần nhận lấy cho mình sứ mệnh đồng bộ với sứ mệnh của đất nước.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đề nghị, với vai trò là một doanh nghiệp cung cấp hạ tầng nền tảng, HITC cần sớm làm việc với các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra cho việc bảo đảm về vận hành và an toàn an ninh mạng.
Với trách nhiệm của một nhà cung cấp hạ tầng nền tảng, HITC hãy nhận lấy sứ mệnh là “bờ vai người khổng lồ” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cho cả tiến trình chuyển đổi số Việt Nam.
Nguồn: ICTNews Vietnamnet
Những công nghệ thúc đẩy chuyển đổi số: AI, IoT, Big Data, Đám mây, Blockchain
10.04.2021
Bốn công nghệ số tiêu biểu thúc đẩy chuyển đổi số là trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Ngoài ra, chuỗi khối cũng là một công nghệ số quan trọng của chuyển đổi số.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
Cách mạng công nghiệp xảy ra khi có đột phá lớn về công nghệ dẫn đến các thay đổi sâu sắc trong sản xuất và xã hội.
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất là giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 với sự phát minh ra động cơ hơi nước và tạo ra sản xuất cơ khí. Cách mạng công nghiệp lần thứ hai là giai đoạn từ đầu thế kỷ 20 với sự xuất hiện của điện lực và tạo ra sản xuất hàng loạt. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là giai đoạn từ những năm 1970 với sự xuất hiện của điện tử, máy tính, Internet và tạo ra sản xuất tự động. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là bắt đầu từ thập kỷ này với các đột phá và cộng hưởng của các công nghệ số và tạo ra sản xuất thông minh.
Ba cuộc cách mạng đã qua là cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa, là máy móc thay lao động chân tay. Cuộc cách mạng lần thứ tư là thông minh hóa, là máy móc thay lao động trí óc.
Trí tuệ nhân tạo (AI) là gì?
Con người nỗ lực làm cho máy móc có những năng lực trí tuệ của con người và gọi đó là trí tuệ nhân tạo. Xét theo nghĩa này, thì trí tuệ nhân tạo còn phải tiếp tục phát triển lâu dài nữa để tới gần hơn điều đó. Nhưng xét theo nghĩa hẹp hơn, là trí tuệ nhân tạo AI nhằm “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”, thì đã có những bước tiến lớn trong vòng 2 thập kỷ vừa qua.
Máy học là một nhánh của trí tuệ nhân tạo, có mục tiêu làm cho máy móc có khả năng học tập như con người. Biết học là sẽ tự có được kiến thức mới. Máy học dựa trên dữ liệu. Do dữ liệu ngày càng nhiều, năng lực tính toán ngày càng mạnh, nên đã tạo ra những phát triển đột phá trong máy học, gọi là kỹ thuật học sâu.
Có thể ví trí tuệ nhân tạo như là hệ thần kinh của con người.
Internet vạn vật (IoT) là gì?
Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh… với nhau để trao đổi, chia sẻ dữ liệu. Internet vạn vật là mạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự. Vật dụng gia đình, như chiếc quạt điện, lò vi sóng, hay cành cây, ngọn cỏ, đều có thể kết nối, nói chuyện với nhau, nhờ vào những cảm biến có kích thước ngày càng nhỏ, chi phí ngày càng thấp, tiêu thụ năng lượng ngày càng ít và có năng lực tính toán ngày càng mạnh. Internet vạn vật đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường số.
Có thể ví Internet vạn vật như là các giác quan của con người.
Dữ liệu lớn (Big Data) là gì?
Dữ liệu sinh ra từ hàng tỷ điện thoại thông minh, thiết bị và cảm biến kết nối vạn vật là rất lớn. Mỗi một ngày dữ liệu sinh ra có thể lên đến tương đương dữ liệu lưu trữ trong một tỷ đĩa DVD trước đây. Nếu công nghệ trước kia cần một thời gian rất dài để xử lý dữ liệu như vậy thì công nghệ số hiện nay cho phép xử lý, phân tích trong khoảng thời gian ngắn hơn rất nhiều để trích rút ra thông tin, tri thức hoặc đưa ra quyết định một cách phù hợp.
Có thể ví dữ liệu lớn Big Data như bộ não của con người.
Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ở các máy chủ ảo, gọi là đám mây, trên Internet của các nhà cung cấp thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng, trên mặt đất, để mọi người kết nối, sử dụng như là dịch vụ khi họ cần. Một cách nôm na, điện toán đám mây cũng giống như điện lưới. Cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp thay vì đầu tư máy chủ tính toán của riêng mình, giống như máy phát điện, thì sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, giống như điện lưới, sử dụng đến đâu trả chi phí đến đó mà không phải bận tâm tới việc vận hành, quản lý.
Có thể ví điện toán đám mây như là cơ bắp của con người.
Chuỗi khối (Blockchain) là gì?
Chuỗi khối, như tên gọi, là một chuỗi dữ liệu phân tán trên mạng, gồm các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Vì mã hóa nên bảo mật. Vì phân tán nên không ai có thể kiểm soát toàn bộ. Vì liên kết nên bất cứ sự sửa đổi nào đều để lại dấu vết, chống chối bỏ. Vì tất cả yếu tố như vậy nên bảo đảm sự an toàn, tin cậy và minh bạch.
Theo Cẩm nang Chuyển đổi số – Bộ Thông tin & Truyền thông.
Agenda “Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hanoi Telecom”
01.04.2021
Sáng 23/04/2021
9:30 |
Tiếp đón đại biểu & Văn nghệ chào mừng |
10:00 |
Giới thiệu một số hình ảnh về Hành trình 20 năm Hanoi Telecom |
10:30 |
Phát biểu của Lãnh đạo Hanoi Telecom |
10:40 |
– Trao tặng Bằng khen và phát biểu của đại diện Lãnh đạo Bộ TTTT
– Trao tặng bằng khen và phát biểu của UBND TP HN |
10:50 |
Tri ân CBNV |
11:00 |
Khai tiệc |
Chiều 23/04/2021
14:00 |
Chung kết bóng đá |
15:00 |
Chung kết bóng bàn |
16:00 |
Trang trí trại |
18:00 |
BBQ party |
19:00 |
HTC’s Got Talent |
21:00 |
Hoạt động lửa trại và Giao lưu ca nhạc |
Sáng 24/04/2021
9:00 |
Warm up: Nhảy flashmob |
10:00 |
Team Building |
11:30 |
Trải nghiệm ẩm thực các gian hàng |
12:30 |
Trao giải gian hàng |
12:40 |
Lucky draw |